Quy định và trách nhiệm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân

Quy phạm pháp luật

Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Nhân Đại Trung Quốc bổ sung Hiến pháp Bát Nhị, năm 2018.

Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bao gồm Hiến pháp năm 1949 (Hiến pháp tạm thời), Hiến pháp Ngữ Tứ năm 1954, Hiến pháp Thất Ngũ năm 1975, Hiến pháp Thất Bát năm 1978 và hiện nay là Hiến pháp Bát Nhị năm 1982. Từ năm 1982, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Trung Quốc) đã sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Bát Nhị năm lần, gần đây nhất là năm 2018. Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chứa đựng những quy tắc tối cao về Chính phủ Nhân dân cấp tỉnh. Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc chung là Nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu tại Điều 3, Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính phủ Nhân dân các đơn vị đều là cơ quan nhà nước, là cơ quan hành chính, tuân thủ luật pháp quốc gia. Chính phủ Nhân dân đơn vị, đứng đầu là Thủ trưởng được bầu bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân đơn vị đó.

Điều 3. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

"Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Đại hội Đại biểu Nhân dân các cấp đều chịu trách nhiệm trước nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Cơ quan hành chính, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát đều do Đại hội Đại biểu Nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm, và chịu sự giám sát của cơ quan này. Sự phân cấp chức năng, quyền hạn của cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương phải tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ trung ương dựa trên nguyên tắc phát huy đầy đủ tính chủ động, tích cực của địa phương."

Chính phủ Nhân dân các đơn vị, đơn cử như Chính phủ Nhân dân dân tỉnh, Chính phủ Nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Chính phủ Nhân dân khu tự trị đều là các cơ quan hành chính với lãnh đạo là Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Chủ tịch. Tổ chức lãnh đạo các cơ quan hành chính này là Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

Điều 89. Chức năng, quyền hạn của Quốc vụ viện.

Tiểu mục (4) chức năng của Quốc vụ viện:

"Thống nhất lãnh đạo công tác của cơ quan hành chính nhà nước các cấp địa phương trên cả nước, quy định ranh giới chức năng quyền hạn giữa cơ quan hành chính nhà nước trung ương với các cấp địa phương như tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương."

Tiểu mục (14): "Sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định và mệnh lệnh không phù hợp do cơ quan hành chính nhà nước địa phương các cấp ban hành."

Tiểu mục (17): "Xem xét biên chế của cơ quan hành chính, miễn nhiệm, bồi dưỡng, sát hạch, thưởng phạt cán bộ hành chính theo quy định pháp luật."

Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có những điều quy định về tổ chức, địa vị, chế độ trách nhiệm, nhiệm kỳ, chức năng, quyền hạn, mối quan hệ với các đơn vị hành chính khác.

Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Hoa[2]

Thế hệ Lãnh đạoHiến pháp Trung HoaLãnh đạo Tối caoTập thể tối cao
Ý thức hệ Tổ chức Đảng

Lịch sử Đảng
Quyền lực Hành pháp Tổ chức Quốc vụ viện
Lịch sử Quốc vụ viện
Lập pháp Tổ chức Nhân ĐạiChính Đảng Nhân Đại

Lịch sử Nhân Đại
Mặt trận đoàn kết Tổ chức Chính Hiệp
Lịch sử Chính Hiệp
Hệ tư tưởngThế kỷ XXI Trung Hoa
Luật pháp


Chủ nghĩa xã hội Trung HoaLãnh đạo Nhà nước Tổ chức Nhà nước
Vì Nhân dân phục vụGiải phóng Tổ chức Quân độiLực lượng quân sự
Quân khu
Lịch sử Giải phóng quân tiêu biểu
Chống tham nhũng
Kiểm soát Tư pháp

Tuyên truyền Trung Hoa

Chủ nghĩa dân tộcHồng KôngMa Cao

Trung Hoa – Đài Loan
Khu vực khác
Chính sách đối ngoại




Quan hệ ngoại giao


Kinh tế Trung Hoa
Dân sốTôn giáo
Trước 1949
Lịch sử Trung Hoa 1949 – 1976
Thời kỳ 1976 – 2012
Thời kỳ kể từ 2012
Phân cấp hành chínhBí thư Tỉnh ủy (thứ nhất)Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân (thứ hai)
Chức vụ cao cấp
Bảng Công vụ viên

Điều 105. Tổ chức, địa vị và chế độ trách nhiệm của chính phủ địa phương. Chính phủ nhân dân các cấp địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước các cấp địa phương, là cơ quan hành chính nhà nước cấp địa phương. Chính phủ nhân dân cấp tỉnh thực hiện chế độ Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Chủ tịch chịu trách nhiệm.

Điều 106. Nhiệm kỳ của chính phủ địa phương. Chính phủ nhân dân các cấp địa phương có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương.

Điều 107. Chức năng, quyền hạn của chính phủ địa phương. Chính phủ nhân dân cấp tỉnh có quyền hạn do pháp luật quy định, quản lý các công tác hành chính, kinh tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, vệ sinh, sự nghiệp thể chất, quy hoạch xây dựng thành phố, thị trấn, tài chính, dân chính, công an, sự nghiệp dân tộc, hành chính tư pháp, kiểm sát, sinh đẻ kế hoạch… của khu vực hành chính đó. Ban hành các quyết định và mệnh lệnh miễn nhiệm, bồi dưỡng, sát hạch và thưởng phạt công nhân viên chức. Chính phủ Nhân dân cấp tỉnh quyết định quy hoạch, phân định địa giới hành chính Hương, Hương dân tộc và Trấn.

Điều 108. Mối quan hệ giữa chính phủ địa phương và chính phủ địa phương các cấp. Lãnh đạo chính phủ nhân dân cấp tỉnh phụ trách công tác các bộ phận của chính phủ nhân dân cấp dưới, có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không phù hợp của các bộ phận trực thuộc và chính phủ nhân dân cấp dưới.

Điều 110. Mối quan hệ giữa chính phủ địa phương với Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp và chính phủ cấp trên. Chính phủ nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp. Chính phủ Nhân dân cấp tỉnh trong thời gian Đại hội Đại biểu Nhân dân cấp tỉnh không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân cấp tỉnh. Chính phủ Nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc vụ viện. Chính phủ Nhân dân cấp tỉnh trong cả nước đều do cơ quan hành chính nhà nước là Quốc vụ viện thống nhất lãnh đạo và phục tùng sự quản lý của Quốc Vụ viện.[3]

Quy phạm pháp luật về tổ chức địa phương

Hệ thống tổ chức địa phương được xây dựng dựa trên định chế Trung Hoa. Đảng lãnh đạo toàn thể, phối hợp cùng chính quyền, tạo thành cơ cấu bốn tổ chức chủ đạo gồm: tổ chức Đảng địa phương lãnh đạo thứ nhất; tổ chức Chính phủ địa phương quản lý hành chính; tổ chức Đại hội Đại biểu Nhân dân địa phương đại diện cho Nhân dân; tổ chức Chính Hiệp địa phương đoàn kết mọi tầng lớp. Chính phủ Nhân dân cấp tỉnh còn được quy định bằng Luật Tổ chức Chính quyền Nhân dân địa phương và Đại hội Đại biểu Nhân dân địa phương Trung Quốc. Các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính này được quy định cụ thể tại Điều 59 của Luật này. Đó là:

  • Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đại biểu Nhân dân ở cấp tương ứng và các Ủy ban Thường vụ, cũng như các quyết định và mệnh lệnh của các Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quy định các biện pháp hành chính, và ban hành các quyết định và mệnh lệnh;
  • Chỉ đạo công việc của các lĩnh vực khác nhau và chỉ đạo Chính phủ Nhân dân cấp dưới;
  • Thay đổi hoặc thu hồi các mệnh lệnh, hướng dẫn không phù hợp, các quyết định và mệnh lệnh không phù hợp của Chính quyền Nhân dân cấp dưới;
  • Bổ nhiệm, sa thải, đào tạo, đánh giá và khen thưởng và, kỷ luật công chức, viên chức của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện kế hoạch và ngân sách phát triển kinh tế và xã hội quốc gia, quản lý kinh tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, y tế, thể thao, bảo vệ tài nguyên môi trường, xây dựng đô thị và nông thôn, tài chính, dân sự, an ninh công cộng, dân tộc và quản lý tư pháp trong khu vực hành chính tương. Công việc hành chính như giám sát và kế hoạch hóa gia đình;
  • Bảo vệ tài sản xã hội thuộc sở hữu của toàn dân và tài sản chung của quần chúng lao động, bảo vệ tài sản tư nhân thuộc sở hữu của công dân, duy trì trật tự xã hội và bảo vệ các quyền cá nhân, dân chủ và các quyền khác của công dân;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế khác nhau;
  • Bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số và tôn trọng các phong tục và tập quán của các dân tộc thiểu số, giúp các dân tộc thiểu số địa phương trong khu vực hành chính của họ thực hiện quyền tự trị khu vực theo Hiến pháppháp luật, và giúp tất cả các dân tộc thiểu số phát triển các chủ trương xây dựng chính trị, kinh tế và văn hóa;
  • Đảm bảo quyền của phụ nữ và nam giới đối với sự bình đẳng giữa nam và nữ, trả công bằng nhau cho công việc bình đẳng và tự do kết hôn, như được quy định trong Hiến pháppháp luật.
  • Thực thi và tuân thủ các vấn đề khác được giao bởi các cơ quan hành chính nhà nước cấp cao hơn.[4]

Khu vực cấp tỉnh Trung Hoa

Hiện tại, với 33 đơn vị hành chính cấp tỉnh tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có 31 lãnh đạo cấp Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân, bao gồm 22 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân, 04 Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, 05 Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị, cấp Bộ trưởng. 31 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân này là lãnh đạo Chính phủ Nhân dân 31 đơn vị hành chính. Ngoại trừ lãnh đạo Hồng KôngMa Cao, hai đơn vị hành chính đặc biệt, giữ chức danh chính thức là Trưởng quan Hành chính Đặc khu Hành chính.

Các đơn vị hành chính Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa[5]

Bắc Kinh

Cam Túc công viên

Tung Sơn Hà Nam

Đông Thượng Hải

Hồng Kông

Tỉnh (省)TiếngBính âmTỉnh lỵTỉnh (省)TiếngBính âmTỉnh lỵ

Hồ Nam thắng cảnh

Quảng Đông thành

Hà Nhì Vân Nam

Nội Mông Cổ

Potala, Tây Tạng

1An Huy[6]安徽ĀnhuīHợp Phì12Hồ Nam[7]湖南HúnánTrường Sa
2Cam Túc[8]甘肃GānsùLan Châu13Liêu Ninh[9]辽宁LiáoníngThẩm Dương
3Cát Lâm[10]吉林JílínTrường Xuân14Phúc Kiến[11]福建FújiànPhúc Châu
4Chiết Giang[12]浙江ZhèjiāngHàng Châu15Quảng Đông[13]广东GuǎngdōngQuảng Châu
5Giang Tô[14]江苏JiāngsūNam Kinh16Quý Châu[15]贵州GuìzhōuQuý Dương
6Giang Tây[16]江西JiāngxīNam Xương17Sơn Đông[17]山东ShāndōngTế Nam
7Hà Bắc[18]河北HéběiThạch Gia Trang18Sơn Tây[19]山西ShānxīThái Nguyên
8Hà Nam[20]河南HénánTrịnh Châu19Thanh Hải[21]青海QīnghǎiTây Ninh
9Hải Nam[22]海南HǎinánHải Khẩu20Thiểm Tây[23]陕西ShǎnxīTây An
10Hắc Long Giang[24]黑龙江HēilóngjiāngCáp Nhĩ Tân21Tứ Xuyên[25]四川SìchuānThành Đô
11Hồ Bắc[26]湖北HúběiVũ Hán22Vân Nam[27]云南YúnnánCôn Minh
Yêu sách Đài Loan (台湾/Táiwān) thành một tỉnh.
Trực hạt thị (直轄市)TiếngBính âmThủ đô
Bắc Kinh
Khu tự trị (自治区)TiếngBính âmThủ phủ
1Bắc Kinh[28]北京Běijīng1Ninh Hạ[29]宁夏NíngxiàNgân Xuyên
2Thiên Tân[30]天津Tiānjīn2Nội Mông[31]内蒙古Nèi MěnggǔHohhot
3Thượng Hải[32]上海Shànghǎi3Quảng Tây[33]广西GuǎngxīNam Ninh
4Trùng Khánh[34]重庆Chóngqìng4Tân Cương[35]新疆XīnjiāngÜrümqi
Trực thuộc trung ương5Tây Tạng[36]西藏XīzàngLhasa
Đặc khu (特区)TiếngBính âmThời gianĐặc khu (特区)TiếngBính âmThời gian
1Hồng Kông[37]香港XiānggǎngTừ năm 19972Ma Cao[38]澳門ÀoménTừ năm 1999
Trung Quốc có 22 tỉnh, bốn trực hạt thị, năm khu tự trị, tất cả 33 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Bản đồ đơn vị hành chính Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:

Ấn vào các đơn vị hành chính để có thêm thông tin. Ấn vào đây xem bản đồ tiếng Anh, vào đây xem bản đồ tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân http://www.da.bj.cn/staticfile/Exhibition/yin/1-1.... http://news.cnr.cn/special/zgsyzgn/wmjldhn/hn1980/... http://bjrb.bjd.com.cn/html/2014-09/29/content_221... http://www.china.com.cn/chinese/zhuanti/208065.htm http://www.crt.com.cn/news2007/News/tgjx/2006-5/30... http://www.crt.com.cn/news2007/news/GCTC/101026114... http://cpc.people.com.cn/GB/64162/123659/123810/73... http://dangshi.people.com.cn/GB/85039/14329784.htm... http://politics.people.com.cn/GB/1026/4679686.html http://politics.people.com.cn/GB/41223/4065087.htm...